Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Cách diệt mối theo phương pháp sinh học

Để diệt mối, trước hết ta cần kiểm tra nơi sinh sống và làm tổ của chúng. Khi kiểm tra bên tường và những cấu kiện bằng gỗ khác mà mắt thường không thấy đường mui và các vết đất bịt kín, các vết nứt nẻ trên gỗ và các kẽ mộng mà mối tạo nên….dùng búa gõ vào bộ phận bằng gỗ tạo ra những âm thanh khác nhau, nếu âm thanh bục bục như gõ mõ là biểu hiện bên trong bị rỗng, trường hợp này cần kiểm tra xem xét kỹ hơn để phát hiện được mối, cần chú ý phân biệt với cây gỗ cũng kêu như tiếng mõ đối với cây gỗ rỗng ruột từ trước không có mối họat động bên trong, Dùng dao nhọn, tuốcnơvit xăm, chọc vào gỗ cũng có thể phát hiện được mối bên trong gỗ. Lúc này cần tiến hành ngay phương pháp diệt mối sinh học để diệt tận gốc tổ mối.

Bạn có thể áp dụng phương pháp sinh học công nghệ sau để diệt mối.


Bước 1: Đặt hộp nhử diệt mối.

Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối. Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp. Đặt ở vị trí nào cũng hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng tới mỹ quan và sự hoạt động bình thường của cơ quan. Chú ý trong quá trình đặt không di chuyển, không bóc hộp ra xem.

Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn.

Bước 2: Kiểm tra, điều chỉnh quá trình đặt hộp nhử.

Sau khi đặt hộp 10 - 15 ngày, tiến hành kiểm tra điều chỉnh hộp nhử sao cho lượng mối nhử vào hộp nhiều nhất nâng cao hiệu quả quá trình nhử diet moi.

Chúng ta kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp nhử có xuất hiện đường ăn của mối, đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp.



Bước 3: Phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc.

Các hộp có mối ăn được phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc. Theo phương pháp diệt mối sinh học, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà phải để mối về tổ mới chết và gây chết hệ thống ở tổ (nếu mối chết ngay tại nơi phun thuốc không có tác dụng diệt tận gốc các tổ mối). Với yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy về tổ càng tốt. Mối sau khi bị dính thuốc chạy về tổ sẽ lây nhiễm đến toàn bộ hệ thống tổ mối và mối chúa trong công trình.

Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi nhử và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng chế phẩm diệt mối sinh học bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi nhử cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu.



Bước 4: Dọn vệ sinh.

Sau khi phun thuốc 3 - 5 ngày tiến hành kiểm tra quá trình diệt mối sinh học


Xem thêm

Cách diệt mối tận gốc

Mối đùn lên và ăn vật dụng bằng gỗ trong nhà khiến bạn đã cố diệt nhiều lần nhưng không hết. Bạn có thể áp dụng các cách sau để diệt mối tận gốc:

Cách 1: Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối PMC90 dạng bột. Áp dụng khi mối xâm nhập những nơi khó diệt như trần thạch cao, tủ bếp, khung bao cửa, sau lưng tủ quần áo...mối tập trung thưa thới rải rác nhiều nơi.

Đặt mồi nhử để diệt mối: Cậy nơi có mối lên, làm ướt hộp mồi nhử mối sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối, trường hợp đường đi của mối giữa đường thì phải làm giá treo để cố định hộp. Số lượng hộp nhử mối tùy thuộc vào số đường mối ăn và diện tích cần diệt mối. Bạn có thể đặt 2 - 3 hộp hoặc nhiều hơn. 
diệt mối tận gốc


+ Bước 2: Phun thuốc diệt mối dạng bột:

Sau khi đặt mồi nhử từ 10-15 ngày tiến hành kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp có đường ăn của mối. Trước hết dỡ hộp nhử mồi, đổ hết các miếng mồi và những con mối trong hộp nhử vào 1 chậu khô, sau đó dùng thuốc bột PMC90 bơm đều lên các con mối trên bề mặt, miếng mồi cho đều rồi xếp lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp khử vào đúng vị trí ban đầu, 1 - 2 ngày sau khi mối rút hết về tổ thì dọn bỏ hộp.

+ Bước 3: Phun thuốc diệt mối dạng dung dịch:

Sử dụng hóa chất chuyên dùng dạng dung dịch phun trực tiếp vào đường mối đi, nơi bị mối tấn công nhằm tiêu diệt hết mối thợ còn lại và phun trực tiếp lên bề mặt các kết cấu bằng gỗ, chân tường, những nơi mối có thể di chuyển và tấn công nhằm ngăn chặn không cho mối từ bên ngoài xâm nhập vào công trình.


Cách 2: Diệt mối tận gốc bằng thuốc diệt mối Mythic. Áp dụng trong trường hợp mối đang tập trung ăn một vật dụng nào đó như đống gỗ, thùng giấy chứa hàng...
Dùng thuốc diệt mối tận gốc Mythic phun trực tiếp lên mình con mối.
Trên đây là những cách diệt mối hiệu quả mà bạn có thể áp dụng cho nhà cửa, vật dụng của mình, bảo vệ mọi thứ trước sự phá hoại của loài côn trùng này.
Xem thêm

Cách diệt mối thông thường

cách diệt mối thông thường

Từ những cách diệt mối đơn giản theo phương pháp dân gian, đến những cách diệt mối theo phương pháp mới, quy trình công nghệ diệt mối phức tạp trong nước hay của nước ngoài…việc cuối cùng vẫn là diệt hết tổ mối đang có trong công trình


Các cách diệt mối chúng ta được biết :


- Cách diệt mối theo phương pháp dân gian cách diệt mối này được sử dụng diệt mối vườn, mối bãi, mối nhà....


- Cách diệt mối bằng hóa chất trực tiếp (cách diệt mối bằng phương pháp sử dụng hóa chất hạn chế sử dụng trong công tác diệt mối tận gốc, chỉ áp dụng trong công tác phòng chống mối công trình xây dựng)

- Cách diệt mối theo phương pháp sinh học công nghệ mới: Phương pháp này áp dụng diệt mối tận gốc theo quy trình diệt mối hiện đại. Được áp dụng diệt mối tận gốc có kết quả ở hàng triệu công trình, kho tàng trên phạm vi cả nước.


+ Phương pháp diệt mối bằng công nghệ sinh học, cách diệt mối dùng chế phẩm sinh học (chế phẩm hóa sinh) diệt mối theo công nghệ sinh học

+ Cách diệt mối bằng bả diệt mối sinh học: Cách diệt mối theo phương pháp này hiệu quả, không độc hại thân thiện với môi trường

+ Phương pháp diệt mối bằng cách xông hơi khử trùng, diệt mối theo phương pháp này rất độc hại, nguy cơ cháy nổ cao. Cách này cũng không phù hợp với diệt mối tận gốc vì tổ mối trong lòng đất. Đi đến đâu mối đắp đường mui đến đó nên khi gặp điều kiện không thuận lợi mối đắp kín đường đi và chuyển sang nguồn thức ăn khác.

Mỗi phương pháp diệt mối sẽ là thuận lợi, khó khăn riêng trong từng điều kiện cụ thể. Thông thường bạn có thể áp dụng cách diệt bằng bả hay hóa chất hay phương pháp dân gian.

Cách diệt mối theo phương pháp dân gian: Hiệu quả không cao, hệ số rủi do lớn, không áp dụng diệt tận gốc tổ mối ở trong nhà.
Xem thêm

Cách diệt mối theo phương pháp dân gian

Cách diệt mối theo phương pháp dân gian không đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật về diệt mối. Công cụ nguyên liệu dễ kiếm, dễ làm và khá hiệu quả .

1. Cách diệt mối theo phương pháp dân gian: Giết các con mối, đào bỏ tổ mối, ngập nước khu vực có mối

+ Cách thứ nhất: Đào xung quanh tổ sau đó đốt

+ Cách thứ hai: Đào thẳng vào tổ mối, giết bỏ mối chúa

+ Cách thứ ba: Cho ngập úng khu vực có mối cách diệt mối tận gốc này khá hiệu quả

Ruộng vườn hay rừng được chặn dòng nước khi về mùa mưa cho nước ngập úng toàn khu vực sau đó tháo bỏ nước. Tổ mối trong đất bị ngập úng không có chỗ di chuyển sẽ chết. Nhiều nhà dân sống bên ngoài đê của các con sông sau mùa lũ lại không bị mỗi xông nữa cũng là nguyên lý này.

diệt mối phương pháp dân gian

Các cách diệt mối theo phương pháp thủ công này rất mất công và chỉ thực hiện được với các tổ mối ngoài bãi, rừng trồng,không thích hợp với các công trình xây dựng.

+ Tiêu diệt mối bu ánh đèn cũng là phương pháp dân gian diệt mối hiệu quả (áp dụng diệt mối cánh):

Khi trời tối để chậu nước to dưới ngọn nến hay ánh đèn. Vì mối thích tìm nơi có ánh đèn sáng để giao phối.

Sau khi giao phối xong thường bị rụng cánh, mối sẽ rơi xuống nước (Đây là một trong những phương pháp dân gian hiệu quả diệt trừ mối cánh bay xâm nhập)


2. Cách diệt mối theo phương pháp dân gian dùng dầu hỏa: Áp dụng diệt mối gỗ khô, mọt gỗ

Với sản phẩm, đồ dùng bằng mộc, bạn nên chú ý đến phòng chống, trị mối mọt trước khi sử dụng.

- Chọn buổi trời nắng, dùng bàn chải bằng xơ tre hay vải khô tẩm dầu đốt, bôi đều khắp đồ mộc. Phơi khoảng 2 giờ lại tiếp tục bôi thêm lần nữa. Phơi tiếp vài tiếng, sau cùng dùng nước xà phòng lau sạch. Sâu mọt sẽ chết.

- Sử dụng nước thơm chế sơn hoặc Amoniac để diệt mối tận gốc theo phương pháp dân gian.

- Với đồ gia dụng bằng tre đã bị mối mọt tấn công có thể dùng loại nước thơm chế sơn, nước amoniac hoặc andehit fomic để diệt chúng. Nếu lỗ bị khoét quá nhỏ, có thể dùng kim tiêm hoặc lọ xịt để phun thuốc vào bên trong. Thường phải phun 2-3 lần mới diệt được tận gốc. Sau khi đã xử lý hết mối mọt, dùng sơn quang dầu đánh đều khắp lượt, có thể quét thêm sơn lên nữa. Cách diệt mối dân gian hiệu quả khi áp dụng trong một số trường hợp phù hợp với địa lý, tập quán văn hóa của Việt Nam
Xem thêm

Cách diệt mối hiệu quả



Bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp diệt mối để bảo vệ gia đình, nhà cửa. Trong đó có những biện pháp dân gian và sinh học.


Cách diệt mối theo phương pháp dân gian: Diệt mối bằng cách ngâm gỗ trong nước


- Trước đây khi chưa có các loại thuốc ngâm tẩm chống mối mọt cho gỗ khi xây nhà chống mối mọt, hay (dietmoi), diệt mối cho các đồ dùng bằng gỗ người dân thường cho xuống ao hồ ngâm để diệt mối mọt

- Cách diệt mối theo phương pháp thủ công này diệt mối mọt bảo quản gỗ rất độc đáo đã trở thành tập quán duy trì cho đến ngày nay.

Cách diệt mối theo phương pháp sinh học công nghệ diệt mối nhà hiệu quả: Áp dụng khi mối xâm nhập những nơi khó diệt như trần thạch cao, tủ bếp, ốp chân tường, gác xép, khung bao cửa, sau lưng tủ quần áo, tủ trang trí, tủ tường, sàn gỗ ... mối tập trung thưa thới rải rác nhiều nơi. 
diệt mối hiệu quả


Bước 1: Đặt hộp nhử diệt mối.

Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định tại nơi có đường đi của mối (chọn nơi yên tĩnh càng tốt). Trường hợp đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp. Đặt ở vị trí nào cũng hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng tới mỹ quan và sự hoạt động bình thường của cơ quan. Chú ý trong quá trình đặt không di chuyển, không bóc hộp ra xem.

Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 -6 hộp.

Bước 2: Kiểm tra, điều chỉnh quá trình đặt hộp nhử.

Sau khi đặt hộp 10 - 15 ngày (nếu nhiệt độ môi trường thấp ta có thể tăng thời gian nhử mối lên một vài ngày), tiến hành kiểm tra điều chỉnh hộp nhử sao cho lượng mối nhử vào hộp nhiều nhất nâng cao hiệu quả quá trình nhử diet moi.
Chúng ta kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp nhử có xuất hiện đường ăn của mối (đường đất ẩm đắp xung quanh viền hộp), đó là lúc mối đã ăn nhiều trong hộp.

Bước 3: Phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc.

Các hộp có mối ăn được phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc. Theo phương pháp diệt mối sinh học, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà phải để mối về tổ mới chết và gây chết hệ thống ở tổ (nếu mối chết ngay tại nơi phun thuốc không có tác dụng diệt tận gốc các tổ mối). Với yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy về tổ càng tốt. Mối sau khi bị dính thuốc chạy về tổ sẽ lây nhiễm đến toàn bộ hệ thống tổ mối và mối chúa trong công trình.

Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi nhử và những con mối trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng chế phẩm diệt mối sinh học bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi nhử cho đều rồi xếp trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu.

Chỉ sau 6 - 7 ngày là tổ mối bị diệt hoàn toàn, ở vị trí ẩm chúng cũng không sống quá 15 ngày.

Bước 4: Dọn vệ sinh.

Sau khi phun thuốc 3 - 5 ngày tiến hành kiểm tra quá trình diệt mối sinh học

Nếu không còn mối trong công trình tiến hành dọn vệ sinh. Các hộp nhử, thuốc vương vãi trong công trình phải được dọn sạch. Không đổ hộp ra hồ ao, gây ô nhiễm môi trường.



Xem thêm

Cách phát hiện tổ mối tại nhà

Cách đơn giản để phát hiện nhà bị mối xông hay không theo kinh nghiệm diệt mối lâu năm của chúng tôi dựa vào những đặc trưng cơ bản nhất và mỗi giống mối và mỗi loài mối mà trong quá trình xâm nhập phá hoại gỗ được biểu hiện ra bên ngoài hoặc ngấm ngầm ở bên trong. Có thể nhận biết bằng mắt thường hoặc thông qua những dụng cụ đơn giản hoặc thiết bị chuyên dùng.

Cách phát hiện tổ mối “gỗ khô” một cách đơn giản. Tổ của loại này ở ngay trong gỗ, chúng được đục thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú.

Các loài mối phá hoại chủ yếu là: Mối nhà Coptotermes, Mối gỗ khô Cryptotermes, Mối đất Odontotermes.

 

* Những nơi thường phát hiện ra mối:

- Những bộ phân tiếp xúc với mặt đất hoặc gần mặt đất như khuôn cửa, nẹp khuôn cửa, móng nhà, góc tường nhà, sàn nhà tầng 1, bậc thềm. các cột nhà có môt phần chôn xuống đất, gỗ ốp tường, tủ bếp, gác xép, chân cầu thang, tủ quần áo, tủ gỗ đựng đồ kê sát tường, bảng gỗ hoặc các ổ cắm điện, công tắc, hệ thống đường ống kỹ thuật… những nơi thường xuyên ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ, cống rãnh, hoặc khe lún công trình kiến trúc.



* Những dấu vết đặc trưng của mối biểu hiện bên ngoài:

Trong quá trình di thực chúng thường đào những đường hầm ngầm trong gỗ, tường. Mối đi lại trong tường nhà gạch thì đường hầm của chúng xuyên qua chỗ rỗng xốp của tường, nơi tiếp giáp giữa lớp gạch và lớp trát bên ngoài, Trong trường hợp đường đi của mối có những chướng ngại vật mà chúng không có khả năng đục xuyên qua được, chúng phải bò qua nơi tiếp xúc với không khí bằng cách xây dựng những đường mui (đường đắp bằng đất như ảnh dưới) để đi đến nơi lấy thức ăn. Chính đặc tính này rất dễ cho việc phát hiện mối bằng mắt thường và để phân biệt rõ nhất giữa nhà bị mối xông hay bị các côn trùng khác như mọt, xén tóc phá hoại. Trong quá trình đào hang lấy thức ăn trong gỗ, chúng thường lấy đất thấm với nước bọt của chúng để bịt kín, những nơi mối đào hầm thông ra ngoài không khi như lỗ vũ hóa của các loài cánh cứng, các loài ong, nhưng nơi có khuyết tật của gỗ như mắt chết, vết nứt nẻ của gỗ hoặc của kẽ mộng, cột, kèo và những chỗ giáp nối giữa các gỗ với gỗ, giữa gỗ với tường gạch, những đường ống mối này và các vết nứt mà mối cần bịt kín trên đường đi đều do mối thợ đảm nhiệm, có mối lính đi thăm dò, bảo vệ.

Diệt mối tận gốc bằng phương pháp diệt mối công nghệ sinh học là cách tốt và hiệu quả nhất giảm thiệt hại do mối gây ra.
Xem thêm

Để đạt hiệu quả trong tự diệt mối

tự diệt mối hiệu quả

Đôi khi bạn tự tìm cách để diệt trừ mối nhưng vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn. Bạn tự hỏi mình gặp phải sai xót nào trong quá trình áp dụng hay không?

- Đặt hộp nhử diệt mối: Mối không vào hay mối vào rất ít.

- Phun chế phẩm diệt mối sinh học vào hộp nhử diệt mối khi lượng mối vào hộp không có hoặc có rất ít

- Chế phẩm sinh học phun ít, không đủ để lây nhiễm về tận tổ mối có khi chúng chưa kịp về tổ đã chết do phun không đúng tỷ lệ, không đặt lại hộp thuốc đúng chỗ.

- Chế phẩm sinh học phun quá nhiều khiến cho mối sặc thuốc chết ngay tại chỗ.

- Phun thuốc trực tiếp vào đường mối ăn, hoàn toàn sai phương pháp theo quy trình diệt mối sinh học. Thuốc diệt mối sinh học có tác dụng lây nhiễm nếu ta phun thuốc vào đường mối ăn mối không dính thuốc.



Các hộ gia đình tự mua vật liệu về làm theo hướng dẫn của Trung tâm thắc mắc tại sao cũng làm theo đúng hướng dẫn mà không đặt kết quả! Chúng tôi xin giải thích như sau:



+ Chất lượng vật tư mua về (Hộp nhử mối, thuốc diệt mối)

+ Đối với quy trình diệt mối sinh học: Thao tác diệt mối đúng cách, đúng phương pháp kỹ thuật chiếm 70% tỷ lệ thành công của quá trình diệt mối.

+ Chế phẩm sinh học đạt chất lượng chiếm 99% hiệu quả diệt tận gốc tổ mối. Đối với những loài mối đơn giản, dễ diệt chỉ cần sử dụng chế phẩm sinh học liều lượng cực nhỏ. Đối với những loài mối khó diệt Trung tâm sử dụng kết hợp PMC 90 cùng với một số chế phẩm đã ứng dụng thành công sau quá trình dài nghiên cứu của tập thể lãnh đạo Trung tâm. Chế phẩm diệt mối sinh học tận gốc được Bộ Khoa học Công nghệ đánh giá cao.

+ Diệt mối là bài toán khó nan giải luôn phải tính toán không dễ dàng như chúng ta học nấu ăn.

+ Tự diệt mối khó đòi hỏi kinh nghiệm, đòi hỏi chuyên môn trong lĩnh vực diệt mối, am hiểu về mối.


Xem thêm

Phương pháp tiêu diệt mối



Diệt mối hóa sinh, diệt mối sinh học, hay diệt mối tận gốc bằng phương pháp xử lý lây nhiễm. Công nghệ diệt mối này hiện đang được áp dụng chủ yếu, mang lại hiệu quả cao trong công tác diệt trừ mối gây hại.

Phương pháp xử lý lây nhiễm

Sau khi khảo sát, đánh dấu các điểm mối xâm hại nhân viên kỹ thuật tiến hành các bước đặt hộp nhử mối, xử lý lây nhiễm.
Nhử mối vào trong hộp: Nhân viên kỹ thuật sẽ đặt hộp nhử mối tại các điểm mối xâm hại nhằm thu hút mối vào trong hộp nhử mối. Chuẩn bị những vật dụng sau:
§  Hộp nhử mối.
§  Chất dẫn dụ mối.
§  Kìm, búa đinh, dây thép….

phương pháp diệt mối

Xử lý thuốc lây nhiễm: 13 – 15 ngày sau khi đặt hộp nhử, tiến hành xử lý thuốc lây nhiễm, việc này có tác dụng lây nhiễm bệnh cho cả đàn mối và bị tiêu diệt.

§  Thuốc xử lý lây nhiễm PMC 90.
§  Khẩu trang, gang tay cao su…
§  1 tờ báo hoặc nilon lót để tránh thuốc vương vãi ra ngoài.
Dựa vào số lượng mối vào hộp nhiều hay ít để rắc thuốc lây nhiễm một cách hợp lý, nếu rắc nhiều quá sẽ làm mối chết ngay mà không kịp mang thuốc lây nhiễm bệnh cho tổ mối và ngược lại.
Bước này yêu cầu nhân viên xử lý lây nhiễm cho hộp nhử mối cần phải có kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều người tự diệt mối đã làm theo đầy đủ các bước hướng dẫn mà lại không hết mối.
Kiểm tra hộp nhử mối: khoảng 5 – 7 ngày sau khi xử lý lây nhiễm, tiến hành kiểm tra, thu dọn các hộp nhử mối.
Biện pháp phòng mối quay trở lại công trình

Để công tác phòng trừ mối hiệu quả đi theo suốt công trình trong nhiều năm thì việc phòng mối là cần thiết, giúp bạn xua tan những mối lo ngại mối có thể quay trở lại phá hủy công trình.

Xem thêm

Trừ mối hại cây trồng nơi sản xuất

Để giảm thiệt hại mà mối gây ra trên cây trồng tại nơi canh tác, chúng ta phải áp dụng các biện pháp diệt mối hiệu quả ngay từ ban đầu và không ngừng chú trọng đề phòng. Tại nơi sản xuất, ta có thể áp dụng những phương pháp sau:

- Đối với cây ngắn ngày như khoai lang, khoai tây, đậu phộng (lạc),... dùng thuốc trừ sâu: Vibasu 10H; Bam 5H hoặc Basudin 5H, lượng 1-1,2kg/sào Bắc bộ (360m2), rắc đều vào ruộng khi làm đất, hoặc trộn đều với đất, phân theo rạch hay hốc. Đối với cây lâm nghiệp (bạch đàn, thông, phi lao): Cần vệ sinh vườn, rừng trước khi trồng cây con, dọn sạch cành, lá khô, vì cành, lá khô là thức ăn của mối, nhử mối đến.



 

trừ mối hại cây trồng


Khi thấy mối phá hại, ta tiến hành làm hố bẫy mối diệt trừ tận gốc như cách làm đối với trong vườn ươm. Khoàng 500-1.000m2 vườn rừng đào một hố. Dò tìm tổ mối, dùng thuốc diệt mối tận gốc phun trực tiếp vào trong tổ để trừ mối chúa. Trồng tăng mật độ, đến khi cây vượt qua giai đoạn hay bị mối hại ta tiến hành tỉa thưa đảm bảo mật độ như đã định. Những khu vực nhiều mối, khi trồng rừng tái sinh chọn những cây đề kháng cao với mối như: Keo các loại, lim, lát... Tránh trồng những cây dễ bị nhiễm mối như: bạch đàn, phi lao, thông,...

Tốt nhất nên trồng cây con có bầu nilon chứa giá thể đã trộn thuốc chống mối vào khu vực có nhiều mối hại, khi thuốc hết tác dụng cũng là lúc cây lớn, vượt qua giai đoạn hay bị mối hại.

Đây là những lưu ý và biện pháp phòng trừ mối ở những giai đoạn đầu của cây trồng, cũng là giai đoạn cây dễ bị hại nhất. Vì vậy, chúng ta cần chú ý áp dụng đúng cách và kịp thời để ngăn chặn sự phá hoại của loài côn trùng này.

Xem thêm

Diệt mối hại cây trồng

Hàng năm mối gây thiệt hại không nhỏ đến cây trồng (cả trong vườn ươm và trong sản xuất). Các loại cây trồng cạn từ cây lương thực, thực phẩm, ăn quả, đến cây lâm nghiệp đều bị mối phá hại. Để đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng, phải chủ động phòng và diệt trừ mối hại.
Phòng, trừ mối hại trong vườn ươm: Mối thường hại nặng cây con trong mùa khô, mối tập trung hại ở những nơi có độ ẩm đất 50-60%, có nhiều sản phẩm thực vật bán hoai mục như thân, lá cây khô, rễ cây mục nát... (là thức ăn khoái khẩu của mối). Trong vườn ươm, mối chủ yếu tấn công hạt hoặc hom giống, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trường của cây con, giảm chất lượng của cây giống.
Ta cần tiến hành một số biện pháp phòng trừ mối hại sau đây:
 - Mua thuốc trừ mối dạng bột, đem trộn vào giá thể dùng để cho vào bầu ươm cây giống (gieo hạt giống, ươm hom, hoặc cấy cây con) theo tỉ lệ như hướng dẫn trên bao bì để đề phòng mối xâm nhập vào bầu ươm.
- Trước khi xếp bầu vào luống trong vườn ươm, cần dùng thuốc trừ mối dạng dung dịch phun khắp khu vực vườn ươm, mối phát hiện thấy mùi thuốc sẽ không đến khu vực phun thuốc, tránh được mối tấn công cây con trong giai đoạn này. 

diệt mối hại cây

- Ngoài ra, cũng có thể dùng thuốc diệt mối tận gốc, làm hố bẫy mối quanh khu vực định làm vườn ươm trước 1 tháng, cách làm như sau: Khoảng 100-200m2 đất làm một hố bẫy có kích thước 0,5-0,6m chiều dài, 0,5-0,6m rộng, 0,4-0,6m sâu. Dùng loại thực vật mối thích ăn như rơm, rạ hoặc lá cọ khô, chặt ngắn 0,2-0,3m. Tưới nước đường (đường ăn) nồng độ 5% đủ ẩm vào hố bẫy để dụ mối đến ăn. Lấp đất dày 15-20cm, sau khoảng 15-20 ngày thăm thử, nếu thấy mối đến nhiều, dùng lọ thuốc trừ mối tận gốc (dạng bột mịn có bán tại các cửa hàng bán thuốc BVTV phun vào mối thợ, các con mối nhiễm thuốc, sau 2-3 ngày sẽ chết và sẽ gián tiếp đầu độc nhau khi thuốc dính vào. Khi mối chúa nhiễm thuốc do tiếp xúc với mối thợ khi giao phối sẽ chết và đàn mối bị tuyệt giống, nạn mối được trừ tận gốc trong vòng 6 tháng đến 1 năm.
Sau thời hạn trên có thể chúng sẽ di chuyển đến từ các vùng lân cận, nên ta thường xuyên phải kiểm tra, phát hiện sớm và tiêu diệt mối kịp thời.
Xem thêm

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Một số phương pháp phòng trừ mối



Hiện nay có rất nhiều phương pháp phòng trừ mối, ở mỗi phương pháp thì đưa lại hiệu quả nhất định, tuy nhiên phương pháp nào cũng vậy đều có mặt ưu nhược điểm nhất định.






Mối là loài côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa cenllulose, chúng có đặc điểm chung sau đây. Hàm của mối thợ (mối đi kiếm ăn) là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng kể cả lim, chúng cũng có thể cắm phá được cả những vật liệu bằng Plastic, cho nên tác hại của chúng đối với nền kinh tế không phải là nhỏ.





Mối làm tổ trong các công trình kiên cố, với số lơượng mối Coptotermes formosanus ở giai đoạn trơưởng thành lên đến vài triệu cá thể thì nhu cầu tìm kiếm thức ăn và nơi làm tổ là rất cấp thiết. Do đó trên đường tìm kiếm nơi làm tổ chúng có thể đi xuyên qua các mạch vữa xi măng mác thấp, đi ngầm dơưới lớp bê tông, lớp nhựa đơường vào làm tổ sâu bên trong và tiến hành phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình, phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm, các thiết bị điện tử, gây sụt lún cho nền móng công trình, gây ảnh hươởng đến tính bền vững của các công trình.





Mối phá hoại nhà cửa và các công trình







Đối với những ngôi nhà làm hoàn toàn bằng gỗ thì nguy cơ bị mối tấn công là rất cao. Những toà nhà này khi phát hiện ra bị mối phá hoại thì đo hươ hỏng đến 2/3 do đặc điểm của loài mối ăn mục rỗng bên trong nhưng nhìn bên ngoài vẫn rất khó phát hiện nên rất dễ bị sụp đổ bất kì lúc nào không biết.






Hiện nay ở nước ta có một số phương pháp phòng trừ mối như:


- Phương pháp đào tổ bắt mối chúa.


- Phương pháp phun thuốc xua đuổi định kỳ.


- Phương pháp lây nhiễm.


- Phương pháp diệt tổ mối tổng hợp.


- Phương pháp sinh học.






Hiện nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, do sự ý thức được những tác hại của mỗi phương pháp gây ra thì phương pháp sinh học đang là một hướng đi được quan tâm nhiều nhất và có khả thi nhất, phương pháp sinh học sử dụng vi nấm để diệt trừ mối. Phương pháp này đo và đang được nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng trên quy mô phòng thí nghiệm và trên thực tế, để nhanh chóng áp dụng đưa vào thực tế. Phương pháp này rất an toàn với con người và môi trường và con người ...
Xem thêm

Đặc tính sinh học của loài mối


Mối là loài côn trùng tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên và cả trong nhà, nơi sinh sống của dân cư. Để diệt trừ mối, người ta đã nghiên cứu về những đặc tính sinh học của chúng để đạt được hiệu quả ngăn chặn tối ưu.

Trong các loài thuộc giống Coptotermes thì Coptotermes formosanus Shiraki là loài có phân bố rộng nhất trên thế giới. Loài mối này có nguồn gốc từ Đài Loan (Trung Quốc), làm tổ ngầm trong đất và các cấu trúc khác của công trình, nên còn có tên gọi chung là mối ngầm Đài Loan (Formosan subterranean termite-FST). Nó được đưa vào nhật bản, Guam, Srilanka, Nam Phi và Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai, những chiếc tàu thủy là phương tiện chở loài mối ngầm này phát tán đi khắp thế giới. Đến nơi ở mới, nhờ sự thích ứng cao và khả năng sinh sản lớn mối Coptotermes formosanus đo nhanh chóng phát triển và mở rộng vùng phân bố của mình. Tuy mối Coptotermes formosanus là một loài bay yếu, nhưng với khả năng thay thế mối chúa và phân đàn nhanh chóng cùng với việc con người di chuyển đất vật liệu đo bị nhiễm mối cũng góp phần tạo ra sự lan tràn trong nội địa của loài mối này.
Đặc tính sinh học của loài mối
 Đặc tính làm tổ dưới đất của mối

Phần lớn các đàn mối Coptotermes formosanus làm tổ ngầm dưới đất hay trong các cấu trúc công trình xây dựng. Tổ của chúng khá lớn, xốp thường có hình nón hoặc có thể có hình dạng khác phụ thuộc vào vị trí làm tổ, có màu nâu đen hoặc màu xám tro. Mối sử dụng chất tiết trộn với gỗ vụn và đất làm nguyên liệu xây tổ. Cấu trúc tổ tuân theo một quy định khá chặt chẽ. Các cột đất được xây theo dạng những “cánh sao” và được nối với nhau một cách tinh vi, thuận lợi cho mối di chuyển, nhưng lại cản trở cho những kẻ muốn xâm nhập. Phía dưới đáy tổ, mối tạo ra nhiều phiến mỏng xếp chồng lên nhau, trên các phiến có những lỗ nhỏ để mối có thể chui qua. Giữa các phiến là các khe, hốc rỗng, sống ổn định ở một trong những khoang đó, được gọi là hoàng cung. Coptotermes formosanus là loài mối không làm vườn cấy nấm, nên tổ của chúng có cấu trúc rỗng và đơn giản hơn các loài mối làm tổ có vườn cấy nấm. Việc điều tiết vi khí hậu trong tổ cũng đơn giản. Chúng tập trung số lượng cá thể về tổ khi nhiệt môi trường xuống thấp và phân tán khi nhiệt độ lên quá cao.

Hàng năm vào khoảng tháng 4, tháng 5 và tháng 6 có khi sớm hơn đây là lúc mà thời tiết, cũng như khí hậu thuận lợi cho mối bay ra giao hoan, đây là khoảng thời gian mà những tổ mối mới bắt đầu được hình thành. Mối thường bay vào lúc hoàng hôn, độ ẩm khoảng 95%. Vào mùa mối bay có thể bắt gặp hàng ngàn mối cánh bay ở ngoài cửa sổ, xung quanh nguồn sáng cố định. Sau một vài giờ bay, chúng hạ cánh xuống đất hay bất kỳ vị trí nào để tự rụng cánh và cặp đôi. Mỗi tổ optotermes formosanus có số lượng mối cánh trưởng thành lớn nhưng chỉ có một số ít mối cánh có thể cặp đôi và xây dựng tổ được, số còn lại bị chết hoặc làm nguồn thức ăn cho đối tượng khác.

Coptotermes formosanus thường chọn nơi có độ ẩm thích hợp, kín đáo và yên tĩnh bên trong các công trình kiến trúc để làm tổ. Tổ có thể làm sâu trong đất từ 0.5- 1.5m. Một số nghiên cứu còn cho biết đo tìm thấy tổ của chúng ở độ sâu 1.8-3m.

Ngoài loại tổ chìm trong đất khá phổ biến, Coptotermes formosanus còn xây dựng tổ không trực tiếp tiếp xúc với đất, được gọi là tổ nổi (Aerial colonies). Khi một cặp mối cánh thành công trong việc tìm thấy một vị trí thích hợp để xây dựng tổ như nguồn thức ăn, độ ẩm trong tòa nhà, chúng bắt đầu hình thành một quần thể mà không cần liên hệ với đất. Cũng có trường hợp do một điều kiện bất lợi nào đó (chẳng hạn như nền nhà bị ngập nước), mối di cư tổ từ dưới đất vào trong kết cấu của công trình xây dựng. Người ta thống kê được 25% tổ mối Coptotermes formosanus tìm thấy ở các thành phố phía đông Nam bang Florida thuộc về loại tổ không tiếp xúc với đất.

Tìm hiểu những đặc tính sinh học của mối cho ta những nhìn nhận khách quan về loài côn trùng này. Bên cạnh đó, những thí nghiệm, nghiên cứu sẽ cho ra những cách thức tiêu diệt mối hiệu quả trong việc ngăn chặn chúng phá hoại nhà cửa và đồ dùng.
Xem thêm

Diệt mối nhà hiệu quả

Loài mối Coptotermes là giống mối phân bố rộng rãi trên thế giới. Chúng thuộc họ Rhinotermitidae hay còn gọi là nhóm mối ngầm đô thị (Urban subterranean termite). Đến nay đo xác định được 28 loài thuộc giống mối này.  Mối nhà gây nhiều ảnh hưởng hơn cả đến cuộc sống hàng ngày của con người, bởi vậy chúng ta cần tìm những biện pháp an toàn và hiệu quả để diệt mối.

Diệt mối nhà
Diệt mối nhà là việc làm cần thiết
 

Đặc trưng của giống mối này là mối lính có hình ovan hoặc hình trứng. Trên đầu có một lỗ trán lồi ra phía trước. Từ đó mối lính tiết ra dịch màu trắng sữa. Dịch này sẽ chuyển thành một chất co gion như cao su khi tiếp xúc với không khí. Râu có từ 14-16 đốt, tấm lưng ngực trước bằng phẳng. Mối cánh đầu hình trứng, râu có từ 18-23 đốt. Tấm lưng ngực trước hẹp hơn đầu, vẩy cánh trước hẹp hơn phía cánh sau, gân cánh hình lưới màu nhạt, mặt cánh có lông. 


Coptotermes là giống mối gây nhiều thiệt hại cho con người do khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường. Chúng có thể tấn công trực tiếp các vật liệu, đồ dùng bằng gỗ hoặc đi xuyên qua mạch vữa xi măng mác thấp, đi ngầm dưới lớp bê tông, nhựa đường vào làm tổ trong các công trình xây dựng, gây ảnh hưởng đến sự ổn định, an toàn và mỹ quan công trình. Vì vậy, mối Coptotermes được xếp vào nhóm mối hại công trình xây dựng (còn gọi là mối nhà). Tuy nhiên, một số loài thuộc nhóm này còn gây hại cho cây và làm tổ trong thân đê, đập.


Chính những hoạt động này mà chúng gây hại rất lớn đến đời sống, nhà cửa, vật dụng của con người. Để diệt mối nhà hiệu quả, người ta không chỉ cần nhận thức được tác hại của chúng mà còn tìm hiểu những phương cách tối ưu như dùng bả, dùng các loại thuốc…
Xem thêm

Các phương pháp diệt mối

Hiện nay có nhiều phương pháp phòng và tiêu diệt mối như phương pháp hoá học, vật lý, thủ công… Tuy nhiên các phương pháp trên còn tồn tại những hạn chế. 

Phương pháp hoá học do thuốc không thể tác dụng trực tiếp đến tổ mối được, khó tìm tổ mối chính, mùi vị bị mối phát hiện nhanh chóng, chi phí cho mỗi lần như thế tốn kém, đồng thời dẫn đến tính kháng thuốc và nguy hiểm hơn là phương pháp này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và môi trường nếu lượng thuốc sau xử lí thừa hoặc phân huỷ không hết còn tồn dư lại. 

phương pháp diệt mối

Áp dụng nhiều phương pháp để diệt mối
 
Phương pháp vật lí gặp khó khăn trong việc xác định tổ mối vì trên các con đê đập tổ mối thường nằm sâu trong lòng đất. Hiện nay, một hướng phòng trừ mối mới đang được mở ra đó là biện pháp phòng trừ sinh học, hiện nay phương pháp này đo và đang có rất nhiều công trình khoa học ngiên cứu đo chỉ ra rằng mối cũng bị kí sinh và gây bệnh do nấm (Metarhizium, Beauveria) và vi khuẩn Bacillus,...gây ra. Trong các chủng vi sinh vật kể trên thì Metarhizium là chủng nấm có hiệu lực diệt mối mạnh nhất. Mặt khác bào tử nấm có kích thước bé (trung bình vài ) chúng lại không có mùi vị nên mối khó phát hiện. Cơ chế gây hại của bào tử nấm Metarhizium như sau: Khi bào tử nấm bám dính trên cơ thể mối, gặp điều kiện thích hợp sau 24 giờ sẽ nảy mầm thành ống đâm xuyên qua lớp vỏ kitin hút dinh dưỡng đồng thời tiết chất độc giết chết mối. 

Đây là cơ sở khả năng diệt mối một cách lâu dài, hiệu quả và rất an toàn đối với môi trường và con người. Đây là một phương pháp diệt trừ mối rất hay và đang là một hướng đi mới rất khả thi, tuy nhiên các công trình nghiên cứu trước chỉ mới giải quyết ở mức độ hoàn thành một khâu trong cả quá trình.
Xem thêm

Tác hại của loài mối

Mối gây nhiều tác hại đến đời sống của chúng ta, vì vậy nếu không diệt trừ mối chúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến nhà cửa, vật dụng trong gia đình.

Mối (isoptera) là loài côn trùng có phạm vi phân bố rộng, ưa nhiệt chúng sống ở vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng sống trong thân đê, thân đập, trong rừng, đồi, các thân cây gỗ, đồ dùng bằng gỗ..., khác với nhiều loại côn trùng đơn sinh mỗi tổ mối là một “đơn vị sống” hoặc được coi là một “xo hội” riêng biệt, trong mỗi tổ mối tuỳ theo từng loài có từ vài trăm đến chục triệu con, chúng sinh sản rất nhanh và có phạm vi phân bố rộng. Trên thế giới đo giám định được trên 2700 loài, ở nước ta đo giám định được 106 loài. Thức ăn chủ yếu của mối là xenllulo cho nên người ta đo khám phá được vai trò của mối như nó giúp cho sự phân huỷ thảm thực vật nhanh chóng, chúng góp phần cải tạo tính chất vật lí của đất thông qua việc đào bới thường xuyên. Ngoài ý nghĩa về mặt tự nhiên mối còn cung cấp nguyên liệu cho ngành y tế như làm thuốc chữa bệnh thấp khớp và tổ mối được các nhà kiến trúc sư áp dụng trong các công trình kiến trúc....

Mối gây hại nhà cửa

Mối gây hại cho nhà cửa
 
Nhưng xét về tổng thể thì mối vẫn là loài gây hại. Do mối là côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa xenlullo nên mối gây hại nhà cửa, công trình xây dựng bằng gỗ, đê điều nhưng đặc biệt nguy hiểm hơn mối được xem là “ẩn hoạ thân đê”, đe doạ nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Theo nghiên cứu sơ bộ nước ta thì sức phá hoại của chúng thật ghê gớm. Ngoài ra, mối còn phá hại cây công nghiệp và cây hoa màu như: cao su, cà fê, chè, bông, cây lạc, sắn... làm cho cây chết hoặc sinh trưởng kém, còi cọc từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Trong các loài mối gây hại phải kể đến các loài mối nhà Coptotermes, chúng phá hại các trang thiết bị đồ dùng bằng gỗ, đặc biệt hơn là các di tích lịch sử. Hàng năm mối làm cho hàng chục ngôi nhà và các di tích lịch sử có nguy cơ bị sụp . Chính vì vậy chúng ta cần phòng và trừ mối.
Xem thêm

Giới thiệu

Designed By Diệt mối