Mối gây nhiều tác hại đến đời sống
của chúng ta, vì vậy nếu không diệt trừ mối chúng có thể ảnh hưởng không nhỏ đến
nhà cửa, vật dụng trong gia đình.
Mối (isoptera) là loài côn trùng có
phạm vi phân bố rộng, ưa nhiệt chúng sống ở vùng có điều kiện khí hậu nhiệt đới
và cận nhiệt đới. Chúng sống trong thân đê, thân đập, trong rừng, đồi, các thân
cây gỗ, đồ dùng bằng gỗ..., khác với nhiều loại côn trùng đơn sinh mỗi tổ mối là
một “đơn vị sống” hoặc được coi là một “xo hội” riêng biệt, trong mỗi tổ mối tuỳ
theo từng loài có từ vài trăm đến chục triệu con, chúng sinh sản rất nhanh và có
phạm vi phân bố rộng. Trên thế giới đo giám định được trên 2700 loài, ở nước ta
đo giám định được 106 loài. Thức ăn chủ yếu của mối là xenllulo cho nên người ta
đo khám phá được vai trò của mối như nó giúp cho sự phân huỷ thảm thực vật
nhanh chóng, chúng góp phần cải tạo tính chất vật lí của đất thông qua việc đào
bới thường xuyên. Ngoài ý nghĩa về mặt tự nhiên mối còn cung cấp nguyên liệu cho
ngành y tế như làm thuốc chữa bệnh thấp khớp và tổ mối được các nhà kiến trúc sư
áp dụng trong các công trình kiến trúc....
Mối gây hại cho nhà cửa
Nhưng xét về tổng thể thì mối vẫn là
loài gây hại. Do mối là côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa
xenlullo nên mối gây hại nhà cửa, công trình xây dựng bằng gỗ, đê điều nhưng đặc
biệt nguy hiểm hơn mối được xem là “ẩn hoạ thân đê”, đe doạ nghiêm trọng đến cuộc
sống của con người. Theo nghiên cứu sơ bộ nước ta thì sức phá hoại của chúng thật
ghê gớm. Ngoài ra, mối còn phá hại cây công nghiệp và cây hoa màu như: cao su,
cà fê, chè, bông, cây lạc, sắn... làm cho cây chết hoặc sinh trưởng kém, còi cọc
từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Trong các loài mối gây hại
phải kể đến các loài mối nhà Coptotermes, chúng phá hại các trang thiết bị đồ dùng
bằng gỗ, đặc biệt hơn là các di tích lịch sử. Hàng năm mối làm cho hàng chục ngôi
nhà và các di tích lịch sử có nguy cơ bị sụp . Chính vì vậy chúng ta cần phòng
và trừ mối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét