Diệt mối hóa sinh, diệt mối sinh học,
hay diệt mối tận gốc bằng phương pháp xử lý lây nhiễm. Công nghệ diệt mối
này hiện đang được áp dụng chủ yếu, mang lại hiệu quả cao trong công tác diệt
trừ mối gây hại.
Phương pháp xử lý lây nhiễm
Sau khi khảo sát, đánh dấu các điểm mối
xâm hại nhân viên kỹ thuật tiến hành các bước đặt hộp nhử mối, xử lý lây nhiễm.
Nhử mối vào trong hộp: Nhân
viên kỹ thuật sẽ đặt hộp nhử mối tại các điểm mối xâm hại nhằm thu hút mối vào
trong hộp nhử mối. Chuẩn bị những vật dụng sau:
§ Hộp nhử mối.
§ Chất dẫn dụ mối.
§ Kìm, búa đinh, dây
thép….
Xử lý thuốc lây nhiễm: 13
– 15 ngày sau khi đặt hộp nhử, tiến hành xử lý thuốc lây nhiễm, việc này có tác
dụng lây nhiễm bệnh cho cả đàn mối và bị tiêu diệt.
§ Thuốc xử lý lây nhiễm
PMC 90.
§ Khẩu trang, gang tay
cao su…
§ 1 tờ báo hoặc nilon
lót để tránh thuốc vương vãi ra ngoài.
Dựa vào số lượng mối vào hộp nhiều hay
ít để rắc thuốc lây nhiễm một cách hợp lý, nếu rắc nhiều quá sẽ làm mối chết
ngay mà không kịp mang thuốc lây nhiễm bệnh cho tổ mối và ngược lại.
Bước này yêu cầu nhân viên xử lý lây
nhiễm cho hộp nhử mối cần phải có kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật. Đó là
nguyên nhân vì sao nhiều người tự diệt mối đã làm theo đầy đủ các
bước hướng dẫn mà lại không hết mối.
Kiểm tra hộp nhử mối: khoảng 5
– 7 ngày sau khi xử lý lây nhiễm, tiến hành kiểm tra, thu dọn các hộp nhử mối.
Biện pháp phòng mối quay trở
lại công trình
Để công tác phòng trừ mối hiệu quả đi
theo suốt công trình trong nhiều năm thì việc phòng mối là cần thiết, giúp bạn
xua tan những mối lo ngại mối có thể quay trở lại phá hủy công trình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét