Hiện nay có nhiều phương pháp phòng
và tiêu diệt mối như phương pháp hoá học, vật lý, thủ công… Tuy nhiên các phương pháp
trên còn tồn tại những hạn chế.
Phương pháp hoá học do thuốc không thể tác dụng
trực tiếp đến tổ mối được, khó tìm tổ mối chính, mùi vị bị mối phát hiện nhanh chóng,
chi phí cho mỗi lần như thế tốn kém, đồng thời dẫn đến tính kháng thuốc và nguy
hiểm hơn là phương pháp này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
con người và môi trường nếu lượng thuốc sau xử lí thừa hoặc phân huỷ không hết còn
tồn dư lại.
Áp dụng nhiều phương pháp để diệt mối
Phương pháp vật lí gặp khó khăn trong việc xác định tổ mối vì trên các
con đê đập tổ mối thường nằm sâu trong lòng đất. Hiện nay, một hướng phòng trừ
mối mới đang được mở ra đó là biện pháp phòng trừ sinh học, hiện nay phương pháp
này đo và đang có rất nhiều công trình khoa học ngiên cứu đo chỉ ra rằng mối cũng
bị kí sinh và gây bệnh do nấm (Metarhizium, Beauveria) và vi khuẩn Bacillus,...gây
ra. Trong các chủng vi sinh vật kể trên thì Metarhizium là chủng nấm có hiệu lực
diệt mối mạnh nhất. Mặt khác bào tử nấm có kích thước bé (trung bình vài ) chúng
lại không có mùi vị nên mối khó phát hiện. Cơ chế gây hại của bào tử nấm Metarhizium
như sau: Khi bào tử nấm bám dính trên cơ thể mối, gặp điều kiện thích hợp sau 24
giờ sẽ nảy mầm thành ống đâm xuyên qua lớp vỏ kitin hút dinh dưỡng đồng thời tiết
chất độc giết chết mối.
Đây là cơ sở khả năng diệt mối một cách lâu dài, hiệu quả
và rất an toàn đối với môi trường và con người. Đây là một phương pháp diệt trừ mối rất hay và đang là một hướng đi mới rất khả thi, tuy nhiên các công trình nghiên
cứu trước chỉ mới giải quyết ở mức độ hoàn thành một khâu trong cả quá trình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét