Mối là loài côn trùng tồn tại và phát triển ngoài tự nhiên
và cả trong nhà, nơi sinh sống của dân cư. Để diệt trừ mối, người ta đã nghiên
cứu về những đặc tính sinh học của chúng để đạt được hiệu quả ngăn chặn tối ưu.
Trong các loài thuộc giống Coptotermes thì Coptotermes formosanus
Shiraki là loài có phân bố rộng nhất trên thế giới. Loài mối này có nguồn gốc từ
Đài Loan (Trung Quốc), làm tổ ngầm trong đất và các cấu trúc khác của công trình,
nên còn có tên gọi chung là mối ngầm Đài Loan (Formosan subterranean termite-FST).
Nó được đưa vào nhật bản, Guam, Srilanka, Nam Phi và Mỹ sau chiến tranh thế giới
thứ hai, những chiếc tàu thủy là phương tiện chở loài mối ngầm này phát tán đi khắp
thế giới. Đến nơi ở mới, nhờ sự thích ứng cao và khả năng sinh sản lớn mối Coptotermes
formosanus đo nhanh chóng phát triển và mở rộng vùng phân bố của mình. Tuy mối Coptotermes
formosanus là một loài bay yếu, nhưng với khả năng thay thế mối chúa và phân đàn
nhanh chóng cùng với việc con người di chuyển đất vật liệu đo bị nhiễm mối cũng
góp phần tạo ra sự lan tràn trong nội địa của loài mối này.
Đặc tính làm tổ dưới đất của mối
Phần lớn các đàn mối Coptotermes formosanus làm tổ ngầm dưới
đất hay trong các cấu trúc công trình xây dựng. Tổ của chúng khá lớn, xốp thường
có hình nón hoặc có thể có hình dạng khác phụ thuộc vào vị trí làm tổ, có màu nâu
đen hoặc màu xám tro. Mối sử dụng chất tiết trộn với gỗ vụn và đất làm nguyên liệu
xây tổ. Cấu trúc tổ tuân theo một quy định khá chặt chẽ. Các cột đất được xây theo dạng những “cánh sao” và được nối với nhau một cách tinh vi,
thuận lợi cho mối di chuyển, nhưng lại cản trở cho những kẻ muốn xâm nhập. Phía
dưới đáy tổ, mối tạo ra nhiều phiến mỏng xếp chồng lên nhau, trên các phiến có những
lỗ nhỏ để mối có thể chui qua. Giữa các phiến là các khe, hốc rỗng, sống ổn định
ở một trong những khoang đó, được gọi là hoàng cung. Coptotermes formosanus là loài
mối không làm vườn cấy nấm, nên tổ của chúng có cấu trúc rỗng và đơn giản
hơn các loài mối làm tổ có vườn cấy nấm. Việc điều tiết vi khí hậu trong tổ cũng
đơn giản. Chúng tập trung số lượng cá thể về tổ khi nhiệt môi trường xuống thấp
và phân tán khi nhiệt độ lên quá cao.
Hàng năm vào khoảng tháng 4, tháng 5 và tháng 6 có khi sớm hơn
đây là lúc mà thời tiết, cũng như khí hậu thuận lợi cho mối bay ra giao hoan, đây
là khoảng thời gian mà những tổ mối mới bắt đầu được hình thành. Mối thường bay
vào lúc hoàng hôn, độ ẩm khoảng 95%. Vào mùa mối bay có thể bắt gặp hàng ngàn mối
cánh bay ở ngoài cửa sổ, xung quanh nguồn sáng cố định. Sau một vài giờ bay, chúng
hạ cánh xuống đất hay bất kỳ vị trí nào để tự rụng cánh và cặp đôi. Mỗi tổ optotermes
formosanus có số lượng mối cánh trưởng thành lớn nhưng chỉ có một số ít mối cánh
có thể cặp đôi và xây dựng tổ được, số còn lại bị chết hoặc làm nguồn thức ăn cho
đối tượng khác.
Coptotermes formosanus thường chọn nơi có độ ẩm thích hợp, kín
đáo và yên tĩnh bên trong các công trình kiến trúc để làm tổ. Tổ có thể làm sâu
trong đất từ 0.5- 1.5m. Một số nghiên cứu còn cho biết đo tìm thấy tổ của chúng
ở độ sâu 1.8-3m.
Ngoài loại tổ chìm trong đất khá phổ biến, Coptotermes formosanus
còn xây dựng tổ không trực tiếp tiếp xúc với đất, được gọi là tổ nổi (Aerial colonies).
Khi một cặp mối cánh thành công trong việc tìm thấy một vị trí thích hợp để xây
dựng tổ như nguồn thức ăn, độ ẩm trong tòa nhà, chúng bắt đầu hình thành một quần
thể mà không cần liên hệ với đất. Cũng có trường hợp do một điều kiện bất lợi nào
đó (chẳng hạn như nền nhà bị ngập nước), mối di cư tổ từ dưới đất vào trong kết
cấu của công trình xây dựng. Người ta thống kê được 25% tổ mối Coptotermes formosanus
tìm thấy ở các thành phố phía đông Nam bang Florida thuộc về loại tổ không tiếp
xúc với đất.
Tìm hiểu những đặc tính sinh học của mối cho ta những nhìn nhận
khách quan về loài côn trùng này. Bên cạnh đó, những thí nghiệm, nghiên cứu sẽ
cho ra những cách thức tiêu diệt mối hiệu quả trong việc ngăn chặn chúng phá hoại
nhà cửa và đồ dùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét